Trang nhất » Tài liệu » Tài liệu » Tài liệu học tập

Đề cương ôn tập Ngữ văn 8 đầu HK2

Trường THCS Biên Giang

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP ĐẦU HK II - MÔN NGỮ VĂN 8
Thời gian nghỉ dịch Covid 19
Năm học: 2019-2020
  1. HỆ THỐNG KIẾN THỨC

I/ PHÂN MÔN VĂN
Lập bảng thống kê các văn bản tác phẩm văn học Việt Nam
TT Tên văn bản Tác giả Thể loại Giá trị nội dung Giá trị nghệ thuật
1 Nhớ rừng
(Thơ mới)
Thế Lữ (1907-1989) Thơ  tám chữ Mượn lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú để diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng và khao khát tự do mãnh liệt của nhà thơ, khơi gợi lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước thuở ấy. Bút pháp lãng mạn rất truyền cảm, sự đổi mới câu thơ, vần điệu, nhịp điệu, phép tương phản, đối lập. Nghệ thuật tạo hình đặc sắc.
2 Quê hươg
(Thơ mới)
 
Tế Hanh
(sinh 1921)
Thơ  tám chữ Tình yêu quê hương trong sáng, thân thiết được thể hiện qua bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển, trong đó nổi bật lên hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân chài và sinh hoạt làng chài. Lời thơ bình dị, hình ảnh thơ mộc mạc mà tinh tế lại giàu ý nghĩa biểu trưng (cánh buồm - hồn làng, thân hình nồng thở vị xa xăm, nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ,…)
3 Khi con tu hú
(Thơ
Cáchmạng)
Tố Hữu  (1920-2002) Thơ lục bát Tình yêu cuộc sống và khát vọng tự do của người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi trong nhà tù. Giọng thơ tha thiết, sôi nổi, tưởng tượng rất phong phú, dồi dào.
4 Tức cảch
Pác Bó
(Thơ
cách mạng)
 
Hồ Chí Minh
(1890-1969)
Đường luật thất ngôn tứ tuyệt Tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác Hồ trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ ở Pác Bó. Với Người, làm cách mạng và sống hòa hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn. Giọng thơ hóm hỉnh, tươi vui, (vẫn sẵn sàng, thật là sang), từ láy miêu tả (chông chênh); vừa cổ điển vừa hiện đại.
5 Ngắm trăng (Vọng Nguyệt; trích Nhật kí trong tù) Hồ Chí Minh Thất ngôn tứ tuyệt
(chữ Hán)
Tình yêu thiên nhiên, yêu trăng đến say mê và phong thái ung dung của Bác Hồ ngay trong cảnh tù ngục cực khổ, tối tăm. Nhân hóa, điệp từ, câu hỏi tu từ và đối lập.
6 Đi đường (Tẩu Lộ; trích Nhật kí trong tù)
 
Hồ Chí Minh Thất ngôn tứ tuyệt chữ Hán (dịch lục bát) Ý nghĩa tượng trưng và triết lí sâu sắc: Từ việc đi đường núi gợi ra chân lí đường đời; vượt qua gian lao chồng chất sẽ tới thắng lợi vẻ vang. Điệp từ (tẩu lộ, trùng san), tính đa nghĩa của hình ảnh, câu thơ, bài thơ.

Yêu cầu:
- Nắm được tên văn bản, tác giả, thể thơ.
- Học thuộc lòng các bài thơ, phân tích nội dung và nghệ thuật.
- Nắm được nội dung cụ thể và vẻ đẹp của các tác phẩm trữ tình (vẻ đẹp tâm hồn của những nhà thơ cộng sản như Hồ Chí Minh, Tố Hữu; tâm tư tình cảm của những nhà thơ mới lãng mạn như Thế Lữ, Tế Hanh); vẻ đẹp của ngôn ngữ thơ ca, vai trò và tác dụng của các biện pháp tu từ trong các tác phẩm trữ tình.

II/ PHÂN MÔN TIẾNG VIỆT: Ôn tập về các kiểu câu phân chia theo mục đích nói
 
CÁC KIỂU CÂU CHIA THEO MỤC ĐÍCH NÓI
STT Kiểu câu Đặc điểm hình thức Chức năng chính Chức năng khác
1 Câu nghi vấn - Kết thúc bằng dấu chấm hỏi (khi viết).
- Có từ nghi vấn: ai, gì, nào, đâu, bao nhiêu hoặc từ “hay’
- Dùng để hỏi. - Dùng để cầu khiến, đe doạ, phủ định, khẳng định.
- Dùng để biểu lộ tình cảm, cảm xúc.
2 Câu cầu khiến - Kết thúc câu bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm (khi viết).
- Có từ cầu khiến: hãy, đùng, chớ, đi, thôi, nào…
- Ngữ điệu cầu khiến.
- Dùng để ra lệnh, yêu cầu, răn đe, khuyên bảo.  
3 Câu cảm thán - Kết thúc câu bằng dấu chấm than (khi viết).
- Có từ cảm thán: than ôi, hỡi ơi, chao ôi, trời ơi, biết bao…
- Bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói.  
4 Câu trần thuật - Kết thúc câu bằng dấu chấm, đôi khi kết thúc bằng dấu chấm lửng (khi viết).
- Không có đặc điểm hình thức của câu: nghi vấn, cầu khiến, cảm thán.
- Dùng để kể, thông báo, nhận định, trình bày, miêu tả… - Dùng để yêu cầu, đề nghị.
- Dùng để biểu lộ cảm xúc, tình cảm.
5 Câu phủ định Có từ ngữ ngữ phủ định như:  không, chẳng, chả, chưa, không phải (là), chẳng phải (là), đâu có phải (là), đâu (có),…



 
- Dùng để thông báo, xác nhận không có sự việc, tính chất, quan hệ nào đó (PĐMT).
- Phản bác một ý kiến, một nhận định (PĐBB).
 

Yêu cầu: Nắm được đặc điểm hình thức, chức năng của các kiểu câu => vận dụng vào việc viết câu, dựng đoạn, bài văn.

III/ PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN: Ôn tập về kiểu bài văn Thuyết minh
1. Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh:
a/ Mở bài: Giới thiệu khái quát về danh lam thắng cảnh.
b/ Thân bài: Trình bày chi tiết về vị trí, lai lịch, nguồn gốc, đặc điểm, ý nghĩa (có thể  trình bày theo quan hệ thời gian, không gian, theo các sự kiện gắn liền với danh lam đó).
c/ Kết bài: Cảm nghĩ chung về danh lam thắng cảnh hoặc nói về triển vọng phát triển trong tương lai…
2. Thuyết minh về một phương pháp (cách làm):
a/ Mở bài: Giới thiệu khái quát về vật liệu mà mình chọn làm
b/ Thân bài:
- Nguyên liệu
- Cách làm
- Yêu cầu thành phẩm
c/ Kết bài: Nêu lợi ích của nó đối với con người.
 
  1. BÀI TẬP

I/ PHÂN MÔN VĂN
1. Hãy phân tích nỗi nhớ rừng của con hổ trong bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ.
Khích lệ lòng yêu nước bất khuất, quyết chiến quyết thắng kẻ thù xâm lược.
2. Có ý kiến cho rằng: Trong bài “Quê hương” có những chỗ tác giả đã sử dụng những so sánh đẹp, bay bổng và biện pháp nhân hóa độc đáo, thổi linh hồn cho sự vật, khiến sự vật có một vẻ đẹp, một ý nghĩa, một tầm vóc bất ngờ. Em hãy chọn và phân tích một ví dụ mà em thích nhất?3. Qua bài thơ “Khi con tu hú” của nhà thơ Tố Hữu em có cảm nhận gì về tâm trạng tác giả?
4. Qua hai bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” và bài thơ “Ngắm trăng”, hình ảnh Bác Hồ hiện ra như thế nào?
5. Viết lại bài thơ “Ngắm trăng” và cho biết chất “thép”, chất “tình” thể hiện trong bài thơ này như thế nào?
Gợi ý các câu hỏi và bài tập

1. Bằng một bài văn hoặc một đoạn văn ngắn (khoảng một trang giấy), HS phân tích nỗi nhớ rừng của con hổ trong bài thơ cùng tên. Bài làm cần đảm bảo các ý sau:
- Tâm sự của con hổ được biểu hiện rất sinh động, giàu tính biểu cảm, đó là niềm u uất về cảnh bị tù đày giam hãm, và niềm nhớ tiếc khôn nguôi về thời oanh liệt ở chốn rừng xanh oai nghiêm của nước non hùng vĩ. Hai tâm trạng đó đan cài xen kẽ vào nhau hiện tại – quá khứ, oai hùng – tủi nhục, chúa tể - tù đày song hành xuyên suốt bài thơ.
- Tâm trạng ấy của con hổ rất gần với tâm trạng của những người dân Việt Nam đương thời bị giam hãm trong vòng tù đày nô lệ, thân phận của những người dân mất nước tủi nhục đắng cay, nhớ về quá khứ tự do hào hùng của dân tộc. Cũng giống như con hổ, con người Việt Nam dù có “nhốt trong lồng sắt chật hẹp” nhưng không chịu làm tôi tớ cho sự tầm thường giả dối vẫn theo giấc mộng ngàn to lớn. Qua đó thể hiện tâm sự yêu nước thầm kín của tác giả.
Khi trình bày các ý cần có dẫn chứng minh họa, phân tích dẫn chứng, diễn đạt cần mạch lạc rõ ràng.
2. HS chọn một vài hình ảnh so sánh đặc sắc trong bài thơ Quê hương của Tế Hanh. Phân tích một hình ảnh so sánh mà em thích nhất:
- Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang
- Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió.
* HS có thể chọn một trong những hình ảnh so sánh đặc sắc đó để phân tích.
Cánh buồm giương to như một mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió
+ Câu thơ sử dụng phép so sánh cánh buồm cái cụ thể với mảnh hồn làng – cái trìu tương, lại vừa được nhân hóa  rướn thân trắng.
+ Cánh buồm là hình ảnh tượng trưng của con thuyền, con thuyền là sự sống của người dân chài, bởi vậy cánh buồm ấy là linh hồn của người dân biển. Cánh buồm đi đến đâu lòng họ theo dõi đến đấy, biết bao trìu mến, hi vọng đợi chờ. Cánh buồm ấy cũng thật mạnh mẽ kiêu hãnh biết bao rướn thân trắng bao la thâu góp gió cả một làng quê cất cánh.
3. HS có thể trình bày thành một bài văn ngắn hoặc một đoạn văn khoảng một trang giấy. Bài làm cần đảm bảo các ý sau.
- Bài thơ được làm theo thể lục bát giản dị thiết tha thể hiện sâu sắc lòng yêu cuộc sống và niềm khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng trong hoàn cảnh tù đày.
- Bài làm cần có dẫn chứng và phân tích dẫn chứng để minh họa cho các ý đã nêu.
4. HS có thể trình bày bài viết bằng một bài văn ngắn |(Khoảng 1 trang giấy). Bài làm cần đảm bảo các ý sau đây:
- Qua hai bài thơ Tức cảnh Pác Bó, Ngắm trăng, hình ảnh Bác Hồ hiện lên với những vẻ đẹp tâm hồn đáng ngưỡng mộ:
+ Đời sống giản dị gần gũi thiên nhiên.
+ Phong thái ung dung lạc quan.
+ Giàu tình yêu thiên nhiên.
+ Lòng say mê với công việc, tin tưởng ở tương lại của cách mạng của một người chiến sĩ cộng sản luôn làm chủ hoàn cảnh.
5. HS viết lại bài thơ Ngắm trăng và làm rõ chất “thép”, chất “tình” thể hiện trong bài:
- Chất thép: Thể hiện ở tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của một người chiến sĩ cách mạng trong hoàn cảnh bị giam cầm.
- Chất tình: Thể hiện ở tình yêu thiên nhiên, giao hòa với thiên nhiên bất chấp những thử thách khắc nghiệt của cảnh tù ngục tối tăm...
1. Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu cho bên dưới.
“Chị Dậu run run:
- Nhà cháu đã túng lại phải đóng cả suất sưu của chú nó nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bễ tiền sưu của nhà nước đâu? Hai ông làm phúc nói với ông lí cho cháu khuất…
Cai lệ không để cho chị được nói hết câu, trợn ngược hai mắt, hắn quát:
- Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu của nhà nước mà dám mở mồm xin khuất!
Chị Dậu vẫn thiết tha:
- Khốn nạn! Nhà cháu đã không có, dẫu ông chửi mắng cũng đến thế thôi. Xin ông trông lại!
Cai lệ vẫn giọng hầm hè:
- Nếu không có tiền nộp sưu cho ông bây giờ, thì ông sẽ dỡ cả nhà mày đi, chửi mắng thôi à!
Rồi hắn quay lại bảo anh người nhà lí trưởng:
- Không hơi đâu mà nói với nó, trói cổ thằng chồng nó lại, điệu ra đình kia!”
                                              (Tắt đèn – Ngô Tất Tố)
a. Các câu in đậm trong đoạn văn trên thuộc kiểu câu chia theo mục đích nói nào? Căn cứ vào đâu để nhận biết các kiểu câu đó.
2. So sánh các câu sau đây rồi trả lời câu hỏi: (câu cầu khiến)
- Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ! (Ngô Tất Tố).
- Chồng tôi đau ốm, ông đừng hành hạ!
- Chồng tôi đau ốm, xin ông chớ hành hạ!
Câu hỏi:
a. Xác định sắc thái mệnh lệnh trong 3 câu trên?
b. Câu nào có sắc thái mệnh lệnh rõ nhất? Vì sao?
3. Đặt các câu cảm thán có các từ: trời ơi, hỡi ơi, chao ôi, biết bao, thay.
4. Viết một đoạn văn ngắn (Khoảng 15 câu) đề tài tự chọn. Trong đó có sử dụng ít nhất 2 kiểu câu phân loại theo mục đích nói đã học. Chú thích rõ kiểu câu đã dùng.
Gợi ý
Bài tập 1,2:
HS dựa vào kiến thức đã học về các kiểu câu ở bài 18,19,20,21 để giải quyết các yêu cầu của bài tập đặt ra.
Bài tập 3: HS có thể đặt các kiểu câu phân loại theo mục đích nói với những từ cho sẵn:
- Trời ơi! Tớ đỗ rồi!
- Chao ôi! bông hoa này đẹp quá!
- Thương thay cũng một kiếp người
Hại thay mang lấy sắc tài mà chi.
- Đẹp biết bao quê hương yêu dấu...
Bài tập 4:
- HS có thể lựa chọn các đề tài để viết đoạn văn: Biểu cảm về mùa xuân, kể chuyện về một người bạn thân...trong đó có sử dụng ít nhất 2 kiểu câu phân loại theo mục đích nói đã học: Câu cảm thán, câu trần thuật, câu nghi vấn...
- Đảm bảo số câu quy định (15 câu), chủ thích bằng cách gạch chân và ghi rõ kiểu câu đã sử dụng.

III/ PHẦN MÔN TẬP LÀM VĂN:
* Bài tập:
Đề 1: Lập dàn ý và viết bài văn giới thiệu về một tác giả, tác phẩm mà em yêu thích.
Đề 2: Lập dàn ý và viết bài văn giới thiệu một danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở quê hương em .(Văn Miếu Quốc Tử Giám, Chùa Trầm...)
Đề 3: Giới thiệu về một trò chơi dân gian mà em yêu thích.

Gợi ý trả lời câu hỏi, bài tập
Đề 1: HS cần
- Giới thiệu về một tác giả, tác phẩm yêu thích: (HS có thể lựa chọn Hồ Chí Minh và tập Nhật ký trong tù, Tố Hữu và bài thơ Khi con tu hú, Tế Hanh và bài thơ Quê hương...)
- Bài làm cần đảm bảo bố cục 3 phần:
* Mở bài: Giới thiệu chung về tác giả và tác phẩm
* Thân bài:
+ Giới thiệu về tác giả: Họ tên, lai lịch tiểu sử, sự nghiệp sáng tác, những đóng góp và thành tựu đạt được...
+ Giới thiệu về tác phẩm: Hoàn cảnh sáng, tác giá trị nội dung và nghệ thuật chủ yếu
* Kết bài: Khẳng định lại những đóng góp của tác giả và thành công của tác phẩm, cảm nghi của người viết.
Đề 2:
* Mờ bài: Giới thiệu chung về danh lam thắng cảnh mà em yêu thích (Chùa Trầm, Văn miếu Quốc Tử Giám...)
* Thần bài:
+ Nguồn gốc
+ Vị trí, cấu trúc
+ Quá trình xây dựng, tôn tạo danh lam
+ Cảnh quan nổi bật.
+ Thần tích và lễ hội
* Kết bài: Giá trị của danh lam, ý thức trách nhiệm của bản thân và mọi người trong việc bảo tồn, quảng bá danh lam....
Đề 3: Bài làm cần đảm bảo các ý sau đây:
* Mở bài: Giới thiệu trò chơi dân gian yêu thích: Đấu vật, Cờ người, Chơi kéo co, bịt mắt bắt dê...
* Thân bài:
+ Nguồn gốc trò chơi
+ Giới thiệu luật chơi.
+ Cách chơi.
+ …
* Kết bài: Ý nghĩa của trò chơi trong đời sống, ý thức trách nhiệm của mọi người trong việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa dân gian thông qua trò chơi.
 

                                                      Biên Giang ngày 20/3/2020
                                                  Giáo viên ra đề cương

                                                                                                                                 Nguyễn Thị Thu Hoài                                             
 
Chúc các em học tập tốt!

Nếu các em chưa rõ chỗ nào thì liên hệ với cô giáo để được giúp đỡ: 0981436038



 
  Thông tin chi tiết
Tên file:
Đề cương ôn tập Ngữ văn 8 đầu HK2
Phiên bản:
N/A
Tác giả:
Nguyễn Thị Thu Hoài
Website hỗ trợ:
N/A
Thuộc chủ đề:
Tài liệu học tập
Gửi lên:
27/03/2020 21:40
Cập nhật:
27/03/2020 21:40
Người gửi:
thcsbiengiang
Thông tin bản quyền:
N/A
Dung lượng:
121.00 KB
Xem:
854
Tải về:
30
  Tải về
Từ site THCS Biên Giang:
   Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về file này?
Hãy click vào hình sao để đánh giá File

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản mới

375/ PDGĐT

Vv tuyên truyền hưởng ứng cuộc thi "Sáng kiến an toàn giao thông Việt nam năm 2023"

Thời gian đăng: 20/06/2023

108-PDGĐT

Triển khai Kế hoạch 47 và chương trình 04 của Quận Uỷ Hà Đông

Thời gian đăng: 18/03/2023

CV 1416-PDGĐT

Về việc tăng cường công tác an ninh trật tự, an toàn giao trong trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023

Thời gian đăng: 20/12/2022

12669/VP-KGVX

Về việc thực hiện Thông tư 16/2022/TT-BGDĐT

Thời gian đăng: 31/01/2023

1093/PGDĐT

Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục chính trị, công tác học sinh năm học 2022-2023

Thời gian đăng: 14/10/2022

382/TB-UBND

Thông báo về việc nâng lương trước thời hạn năm 2022

Thời gian đăng: 06/10/2022

Thăm dò ý kiến

Bạn biết website trường qua kênh thông tin nào

Thành viên

Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập11
  • Hôm nay3,097
  • Tháng hiện tại85,611
  • Tổng lượt truy cập4,013,022
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây