Trang nhất » Tài liệu » Tài liệu » Tài liệu học tập

Đề cương ôn tập Ngữ văn 9 đầu HK2


Trường THCS Biên Giang

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VĂN 9 ĐẦU HỌC KÌ 2 ( Nghỉ dịch cúm Covid – 19)
Năm học: 2019-2020

Bài  1.“Bàn về đọc sách”
a/Kiến thức trọng tâm
*Đọc sách là con đường quan trọng của học vấn.
+ S¸ch ®· ghi chÐp, c« ®óc vµ l­u truyÒn mäi tri thøc,  thµnh tùu mµ loµi ng­êi t×m tßi tÝch luü ®­îc qua tõng thêi ®¹i.
+ Những cuốn s¸ch cã gi¸ trÞ cã thÓ xem lµ những cét mèc trªn con ®­êng phát triển häc thuËt cña nh©n lo¹i.
+ Sách trở thành kho tàng quý báu của di sản tinh thần mà loài người thu lượm được, nung nấu suốt trên con đường phát triển mấy nghìn năm.
+ Đọc sách để chuẩn bị hành trang, thực lực về mọi mặt để con người có thể tiến xa hơn.
=>§äc s¸ch lµ con ®­êng tÝch luü, n©ng cao vèn tri thøc, là kế thừa thành tựu của thế hệ trước để thu được những thành tựu mới.
* Những khó khăn nguy hại thường gặp khi đọc sách
- Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu, ham đọc nhiều mà không thể đọc kĩ, chỉ đọc qua hời hợt mà đọng lại chả được bao nhiêu.
- Sách nhiều khiến người ta đọc lạc hướng, lãng phí thời gian, sức lực vào những cuốn sách vô  thưởng vô phạt - giống như đánh trận thất bại bị tự tiêu hao lực lượng.
  *Phương pháp đọc sách.
 Chọn sách.
- Chọn cho tinh, không cốt nhiều.
- Nên chọn hai loại sách
+ Sách phổ thông.
+ Sách chuyên môn.
  Đọc sách:
- Đọc kĩ, đọc đi đọc lại nhiều lần, đến thuộc lòng.
- Đọc với sự say mê, ngẫm nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích luỹ..
- §äc cã kÕ ho¹ch, cã hÖ thèng.
- KÕt hîp ®äc réng vµ ®äc s©u.
- Đọc để có kiến thức phổ thông.
- Có nhiều cách đọc: đọc to, đọc thành tiếng, đọc thầm đọc bằng mắt.
*Nghệ thuật:
- Bố cục chặt chẽ, hợp lí. Các ý kiến đưa ra rất tự nhiên.
- Cách viết giàu hình ảnh.
b/Bài tập luyện tập
Bài tập 1: Bài Bàn về đọc sách có phương thức biểu đạt nào là chính?
a. Biểu cảm
b. Nghị luận.
c. Tự sự.
d. Miêu tả.
Đáp án: Nghị luận.
Bài tập 2:Bài “ Bàn về đọc sách” có mấy luận điểm chính?
- Sự cần thiết của việc đọc sách.
-Những khó khăn khi đọc sách
- Phương pháp đọc sách.
Đáp án: Ba luận điểm chính:
Bài  tập 3:Em có suy nghĩ gì về phương pháp đọc sách mà tác giả nêu ra ra trong bài viết này ?
Gợi ý
- Không nên đọc lướt mà phải suy nghĩ.
- Không nên đọc tràn lan, gặp gì đọc nấy theo sở thích, hứng thú cá nhân mà phải đọc có kế hoạch, có hệ thống.
- Đọc gắn liền với sự kiên trì nhẫn nại nhằm hiểu biết thông tỏ mọi điều trong sách.
- Phương pháp đọc do Chu Quang Tiềm nêu lên hết sức hợp lí. Nó chứng tỏ kinh nghiệm của một học giả giàu kinh nghiệm, sâu sắc.
Bài tập  4: Từ những hiểu biết về văn bản và thực tế xã hội em hãy trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc đọc sách với HS hiện nay (Viết khoảng nửa trang giấy)
Gợi ý
Dẫn dắt về ý nghĩa của việc đọc sách đối với HS trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ như hiện nay.
-Khẳng định sách là kho tàng lưu giữ di sản tinh thần của nhân loại. Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, sách vẫn giữ vai trò quan trọng
-Tầm quan trọng của việc đọc sách:
+Đọc sách giúp người học tiếp nhận, tích lũy kiến thức.
+Những cuốn sách tốt sẽ có tác dụng bồi dưỡng tâm hồn, hướng con người đến những điều tốt đẹp.
+Sách còn có ý nghĩa giải trí....
-Phê phán: Nhiều HS còn thờ ơ với việc đọc sách, bỏ qua cơ hội làm giàu vốn kiến thức của mình. Có bạn còn đoc những cuốn sách không có ích, không phù hợp với lứa tuổi....
- Liên hệ bản thân: Thấy được ý nghĩa của việc đọc sách, có phương pháp chọn sách và đọc sách phù hợp, khoa học.

Bài  2.Khởi ngữ”
a/Kiến thức trọng tâm
  - Khởi ngữ (đề ngữ), nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
  - Khởi ngữ thường đứng trước chủ ngữ.
- Trước khởi ngữ thường có thêm quan hệ từ. (còn, về, đối với) để nhận diện cho rõ
b/Bài tập luyện tập

Bài tập 1

Trong hai câu sau, câu nào có thành phần khởi ngữ?
-Tôi đọc quyển sách này rồi. (bổ ngữ).
- Quyển sách này tôi đọc rồi.( khởi ngữ).
( về, đối với...)
  hoặc Quyển sách này tôi đọc rồi.

Bài tập 2 Xác định khởi ngữ trong các câu sau

a)đồi với y, y không muốn chịu của chị Oanh một tí gì gọi là tử tế.
b. vịt thì còn hai con.
c. Tôi thì tôi xin chịu.
d) -Bạn Nam chơi bóng bàn rất giỏi.
-Bóng bàn, bạn Nam chơi rất giỏi. Học, bạn ấy luôn luôn nhất lớp.
- Còn chị, chị công tác ở đây à?
Bài tập 3. Chuyển các câu sau đây thành các câu có thành phần khởi ngữ.
Người ta sợ quan cái uy của quyền thế. Người ta sợ Nghị Lại cái uy của đồng tiền.
- Ông giáo ấy không hút thuốc,
- Ông giáo ấy không uống rượu.
- Tôi cứ ở nhà tôi,  tôi cứ làm việc tôi.
-Bà ấy có hàng dãy nhà ở khắp các phố. Bà ấy có hàng 100 mẫu ruộng ở nhà quê.
Đáp án
(Quan, người ta sợ cái uy của quyền thế, Nghị lại, người ta sợ cái uy của đồng tiền.
Thuốc, ông giáo ấy không hút, rượu, ông giáo ấy không hút.
c) ( Nhà tôi , tôi cứ ở, việc tôi, tôi cừ làm).
d) ( Nhà, bà ấy có hàng dãy ở khắp các phố. Ruộng, bà ấy có hàng 100 mẫu ở nhà quê.

Bài  3 : “Phép phân tích và tổng hợp”.
a/Kiến thức trọng tâm
- Phân tích là trình bày từng bộ phận, từng phương diện của một vấn đề nhằm chỉ ra nội dung của sự vật hiện tượng.
- Tổng hợp là rút ra cái chung từ những điều đã phân tích.
- Mối quan hệ của hai phép lập luận này:
 + Hai phép lập luận này tuy đối lập nhau nhưng không tách rời nhau. Phân tích rồi phải tổng hợp lại mới có ý nghĩa. Và nếu không có phân tích thì cũng không có tổng hợp.
   + Lập luận tổng hợp thường ở cuối đoạn, cuối bài.
b/Bài tập luyện tập
Bài tập 1 :Chỉ rõ câu văn mang ý nghĩa tổng hợp và câu văn phân tích trong đoạn văn sau ?
      Đọc khổ thơ thứ tưtrong bài thơ “ Ánh trăng » của nhà thơ Nguyễn Duy ta cảm nhận được sự suy ngẫm của nhà thơ về vẻ đẹp của vầng trăng. Bằng biện pháp nghệ thuật nhân hóa, so sánh, hình ảnh vầng trăng xuất hiện bất ngờ trong bối cảnh mất điện đã gây ấn tượng mạnh, thổi bùng nỗi nhớ về một thời quá khứ  chưa xa. Trăng và người đối diện đàm tâm là một cách viết lạ và sâu sắc của riêng Nguyễn Duy. Trong cuộc gặp mặt không lời, người lính xưa xúc động“ rưng rưng”. Cảm xúc nghẹn ngào, khắc khoải như chỉ chực trào nước mắt. Sự xuất hiện đột ngột của vầng trăng làm ùa dậy trong tâm trí nhà thơ bao kỷ niệm xưa: những kỷ niệm thiếu thời, những tháng năm chinh chiến giữa thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hòa. Tất cả hiện hình trong nỗi nhớ, trong cảm xúc thiết tha và cả trong tư thế lặng im thành kính của con người.
Gợi ý
- Câu đầu=> Là câu tổng hợp
- Các câu sau  =>Là câu phân tích
Bài tập 2 :Viết đoạn văn diễn dịch (Khoảng 8 câu) trình bày cảm nhận của em về khổ thơ cuối bài thơ « Đồng chí » của Chính Hữu 
Gợi ý
- Khổ thơ cuối vừa tả cảnh thực vừa mang nét tượng trưng.
- Hình ảnh những người lính phục kích chờ giặc trong đêm sương muối được gợi tả thật đặc sắc.Họ đang kề vai sát cánh bên nhau trong tư thế chủ động chờ giặc....
- Nòng súng hướng lên phía trước có ánh trăng lơ lửng giữa trời như treo trên đầu ngọn súng. Đồng thời "Đầu súng trăng treo" còn mang ý nghĩa tượng trưng.
- Ba câu thơ có sự kết hợp giữa bút pháp hiện thực và lãng mạn: Vừa thực, vừa mơ, vừa xa vừa gần, vừa mang tính chiến đấu vừa mang tính trữ tình. Vừa chiến sĩ vừa thi sĩ.
- Đây là hình ảnh đẹp tượng trưng cho tình cảm trong sáng của người chiến sĩ. Mối tình đồng chí đang nảy nở, vươn cao, tỏa sáng từ cuộc đời chiến đấu.
- Hình ảnh thật độc đáo gây xúc động bất ngờ, thú vị cho người đọc. Nó nói lên đầy đủ ý nghĩa cao đẹp của mục đích lí tưởng chiến đấu và mối tình đồng chí thiêng liêng của anh bộ đội Cụ Hồ.

Bài  4 “Tiếng nói của văn nghệ”
a/Kiến thức trọng tâm
*Nội dung phản ánh của văn nghệ.
- Luận điểm : Văn nghệ không chỉ thể hiện thực tại khách quan mà còn thể hiện tư tưởng tình cảm của người nghệ sĩ.
- Nhưng nghệ sĩ không chỉ ghi lại đã có rồi mà muốn nói một điều mới mẻ.
- Họ muốn gửi vào đó một lá thư, một lời nhắn nhủ, một bài học luân lí…
=> Văn nghệ phản ánh cuộc sống, có tác động đặc biệt tới đời sống tâm hồn con người.
*Sức mạnh kì diệu của văn nghệ.
* Đối với mỗi con người:
+ Mỗi tác phẩm như rọi vào bên trong ta một thứ ánh sáng riêng, không bao giờ nhoà đi, ánh sáng ấy biến thành của ta làm cho ta thay đổi cách nhìn, cách nghĩ…
=> Văn nghệ giúp ta tự nhận  thức chính bản thân mình, sống đầy đủ và phong phú hơn cuộc sống của mình.
*Đối với quần chúng nhân dân:
=> Văn nghệ làm cho tâm hồn họ thật sự được sống,  đem lại niềm vui, tình yêu cuộc sống cho tâm hồn con người, giúp con người biết sống và mơ ước vượt qua bao khó khăn gian khổ trong hiện tại.
*Con đường riêng của văn nghệ đến với người tiếp nhận.
=> Văn nghệ giúp con người tự  nhận thức xây dựng nhân cách và cách sống của mỗi con người và  xã hội
* Nghệ thuật
-Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng sinh động, đặc sắc theo phương pháp phân tích.
b/Bài tập luyện tập
Bài tập 1:Nêu xuất xứ của văn bản trên?
 (Xem phần chú thích SGK/16 Ngữ văn 9 tập II)
Bài tập 2: Từ những lời bàn về Tiếng nói văn nghệ, tác giả đã cho thấy quan niệm nghệ thuật của tác giả thể hiện như thế nào?
Gợi ý:- Văn nghệ có khả năng kì diệu trong phản ánh và tác động đến đời sống tâm hồn của con người.
- Văn nghệ làm giàu đời sống tâm hồn cho mỗi người, xây dựng đời sống tâm hồn cho xã hội do đó không thể thiếu trong đời sống xã hội và con người
Bài tập 3: Nêu tác phẩm văn nghệ em yêu thích và phân tích ý nghĩa tác động của tác phẩm với mình?
Gợi ý: - Nêu tên tác phẩm mình yêu thích
            -Lí do yêu thích
             -Tác động của tác phẩm đối với bản thân (Những nhận thức của bản thân về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Những bài học về cuộc sống…)

Bài  5 “Các thành phần biệt lập trong câu”
a/Kiến thức trọng tâm
Khái niệm
-Thành phần tình thái thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu
-Thành phần cảm thán dùng để bộc lộ tâm lí của người nói.
-Thành phần gọi đáp được dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp.
-Thành phần phụ chúđược dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu.
Đặc điểm, công dụng của các thành phần biệt lập
- Đặc điểm:
+ Thành phần biệt lập có thể là 1 từ, 1 ngữ
+Không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa các sự việc trong câu
- Công dụng: Bổ sung thêm 1 số ý nghĩa cho nòng cốt câu.
+ Thành phần cảm thán =>Tách riêng thành câu đặc biệt
+Thành phần phụ chú=> được đặt giữa dấu gạch ngang, dấu hai chấm, dấu phảy, ngoặc đơn.
b/Bài tập luyện tập:
Bài tập 1:Tìm thành phần phụ chú trong các câu sau và cho biết thành phần phụ chú đó giải thích ý nghĩa cho từ nào trong câu?
a) Giồng Cây Xanh- một vùng ven thị trấn Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh- là nơi duy nhất trên nước ta trồng loại dừa độc vô nhị có cái tên nghe ngồ ngộ là dừa sáp.( giải thích cho Giồng Cây Xanh)
b) Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương, tính đã thuỳ m, nết na,  lại thêm tư dung tốt đẹp. ( giải thích cho Vũ Thị Thiết).
c) Không hiểu sao cái Hằng, đứa bạn thân nhất của tôi, giờ này vẫn chưa đến.(giải thích cho cái Hằng).
d) Cơm sôi rồi, chắt nước dùm cái!- Nó cũng lại nói trổng. (giải thích cho cả câu).
Bài tập 2: Tìm thành phần gọi đáp trong câu ca dao và cho biết lời gọi đáp đó hướng đến ai?   Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang
   Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu
Gợi ý:
- Cụm  từ : “Ai ơi” dùng để gọi
- Đối tượng hướng tới là tất cả các thành viên trong cộng đồng người Việt=> Khuyên con người biết quí trọng đất đai
Bài tập 3: Viết một đoạn văn ngắn (7đến 10 câu) trình bày theo cách quy nạp, nêu suy nghĩ của em về việc thanh niên chuẩn bị hành trang bước vào thế kỷ mới, trong đó có câu chứa thành phần phụ chú , tình thái?
Gợi ý:
- Dẫn dắt vào bài
- Tương lai – đó là những gì chưa có trong hôm nay- nhưng chính vì thế mà nó lại có sức hấp dẫn ghê gớm đối với con người.
- Tuy nhiên, người ta, nhất là thanh niên không thể thụ động chờ đợi tương laivới hai bàn tay trắng. Nghĩa là phải chuẩn bị cho mình một hành trang cần thiết để có thể vững bước vào tương lai....
- Hành trang tinh thần – đó là tri thức, kĩ năng, thói quen  được coi là điều kiện cần và đủ để thanh niên có thể tự tin trước mạng thông tin toàn cầu, trước hội nhập kinh tế thế giới với tính kỉ luật và cường độ lao động cao.(
- Có lẽ, muốn có hành trang tinh  thần như vậy thì hơn bao giờ hết thanh niên phải là những người tiên phong trong học tập và học tập có hiệu quả , nhanh chóng nắm vững tri thức và kịp thời vận dụng những tri thức ấy  vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Chỉ có như vậy thì chúng ta mới nhanh chóng thoát khỏi tình trạng nghèo đói, lạc hậu để hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới một cách bình đẳng, phát triển đất nước một cách bền vững.
-Và cũng chỉ có như vậy, thanh niên mới xứng đáng là mùa xuân vĩnh cửu của nhân loại.
 
                        
                                                                        Biên Giang, ngày 20/03/2020
                                                                         Gv ra đề cương ôn tập


                                                                         Trương Thị Huệ
 

                                                               Chúc các em học sinh học tốt!
Nếu chỗ nào không hiểu em có thể liên hệ với cô giáo để được giúp đỡ:0385511929
  Thông tin chi tiết
Tên file:
Đề cương ôn tập Ngữ văn 9 đầu HK2
Phiên bản:
N/A
Tác giả:
Trương Thị Huệ
Website hỗ trợ:
N/A
Thuộc chủ đề:
Tài liệu học tập
Gửi lên:
27/03/2020 21:45
Cập nhật:
27/03/2020 21:45
Người gửi:
thcsbiengiang
Thông tin bản quyền:
N/A
Dung lượng:
27.76 KB
Xem:
647
Tải về:
12
  Tải về
Từ site THCS Biên Giang:
   Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về file này?
Hãy click vào hình sao để đánh giá File

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản mới

375/ PDGĐT

Vv tuyên truyền hưởng ứng cuộc thi "Sáng kiến an toàn giao thông Việt nam năm 2023"

Thời gian đăng: 20/06/2023

108-PDGĐT

Triển khai Kế hoạch 47 và chương trình 04 của Quận Uỷ Hà Đông

Thời gian đăng: 18/03/2023

CV 1416-PDGĐT

Về việc tăng cường công tác an ninh trật tự, an toàn giao trong trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023

Thời gian đăng: 20/12/2022

12669/VP-KGVX

Về việc thực hiện Thông tư 16/2022/TT-BGDĐT

Thời gian đăng: 31/01/2023

1093/PGDĐT

Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục chính trị, công tác học sinh năm học 2022-2023

Thời gian đăng: 14/10/2022

382/TB-UBND

Thông báo về việc nâng lương trước thời hạn năm 2022

Thời gian đăng: 06/10/2022

Thăm dò ý kiến

Bạn biết website trường qua kênh thông tin nào

Thành viên

Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập72
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm71
  • Hôm nay1,774
  • Tháng hiện tại84,288
  • Tổng lượt truy cập4,011,699
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây