Trang nhất » Tài liệu » Tài liệu » Tài liệu học tập

Đề cương ôn tập Ngữ văn 6 đầu HK2

Trường THCS Biên Giang
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP ĐẦU HỌC KÌ II - MÔN NGỮ VĂN 6
Thời gian nghỉ dịch Covid 19
Năm học 2019-2020
A.  PHẦN VĂN BẢN

BÀI 18: BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN
I. Kiến thức cơ bản cần nhớ:
1. Tìm hiểu chung:
          - Tác giả Tô Hoài ( SGK)
          - Xuất xứ của tác phẩm: Trích chương I tiểu thuyết: ''Dế mèn phiêu lưu ký'' in lần đầu (1941)
          - Thể loại: Ký (Truyện, tiểu thuyết đồng thoại)
1. Đọc, hiểu văn bản:
a. Bức chân dung tự họa của Dế Mèn:(Tìm các chi tiết miêu tả ngoại hình và hành động của Dế Mèn trong văn bản?)
          - Ngoại hình: Càng...., Vuốt......, Cánh, đầu, rang, râu?
          - Hành động: Đạp phanh phách..., Nhai ngoàm ngoạp..., Đi đứng oai vệ..., Cà khịa với mọi người..., Quát mấy chị Cào Cào...
          --> Nghệ thuật: Sử dụng nhiều những động từ, tính từ -> Gợi tả hình ảnh Dế Mèn, một chàng dế khỏe mạnh cường tráng đầy sức sống, tự tin yêu đờinhưng kiêu căng, tự phụ.
b. Bài học đường đời đầu tiên:
          - Thái độ của Dế Mèn đối với Dế choắt (biểu hiện qua lời lẽ, cách xưng hô, giọng điệu,...)
-> Trịch thượng, khinh thường không quan tâm giúp đỡ...(Đặt tên dế Choắt, cách xưng hô trịch thượng “chú mày” khi nghe dế Choắt thỉnh cầu giúp đỡ thì “hếch răng lên xì hơi rõ dài” và tiếng mắng mỏ...)
          -  Nghệ thuật nổi bật nhất trong đoạn trích?
->Nghệ thuật miêu tả loài vật của Tô Hoài rất sinh động, cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất tự nhiên, hấp dẫn, ngôn ngữ chính xác, giàu tính tạo hình.
          - Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn là gì?
 -> Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn là: bài học về tác hại của tính nghịch ranh, ích kỉ, gây cái chết cho dế Choắt.
=>Rút ra bài học:
"Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn gì cũng mang vạ vào mình đấy''.
          Học thuộc Ghi nhớ (SGK)
II. Bài tập:
          Bài 1: Trình bày cảm nhận của em về nhân vật Dế Mèn bằng một đoạn văn ngắn. ( Làm vào vở soạn)
          Bài 2: Làm lại bài tập 1 phần ''Luyện tâp''- SGK trang 11 - Ngữ văn 6 kì II( Làm vào vở soạn)
Bài 19: SÔNG NƯỚC CÀ MAU
I. Kiến thức cần nhớ:
1. Tìm hiểu chung:
          - Tác giả Đoàn Giỏi(1925-1989) (SGK - trang 20)
          - Xuất xứ: Trích chương XVIII Truyện dài:''Đất rừng phương Nam'' - 1957
          - Thể loại: Truyện dài.
2. Đọc, hiểu văn bản:
a. Cảnh bao quát:
          - Không gian: Rộng lớn mênh mông-> Gợi sự đơn điệu triền miên
          -> Tác giả sử dụng nghệ thuật miêu tả đan xen kể, liệt kê, điệp từ, tính từ chỉ màu sắc và trạng thái cảm giác-> Cảnh Sông nước Cà Mau hiện lên thật hùng vĩ nên thơ.
 b. Kênh rạch, sông ngòi Cà Mau:
          - Cách đặt tên sông: Độc đáo(Đặt tên theo đặc điểm riêng biệt của từng kênh, rạch)
          - Dòng sông Năm Căn và rừng đước hiện lên như thế nào?
 -->Dòng sông Năm Căn và rừng đước hiện lên rất rộng lớn và hùng vĩ. ''Nước  ầm ầmđổ ra biển... như thác''. ''Sông rộng hơn ngàn thước, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận...''
 c.Cảnh chợ Năm Căn (Chợ Năm Cănđược miêu tả như thế nào? Tìm chi tiết miêu tả cảnh chợ Năm Căn? Chợ Năm Căn có gì độc đáo?
          -  Chợ Năm Căn được miêu tả rất nhộn nhịp và trù phú: thuyền bè san sát, hàng hóa tấp nập, người mua bán xôn xao...như khu phố nổi.
          - Chợ họp trên sông, có nhiều thuyền bè tấp nập, có thể mua bán mà không cần ra khỏi thuyền.
          ''Ghi nhớ'' - SGK - 23- Học thuộc )
II. Luyện tập:
          1-  Em có cảm nhận gì về vùng sông nước Cà Mau cực nam của Tổ quốc? (Viết thành đoạn văn ngắn bằng cảm nhận của con)
         
Bài 20: BỨC TRANH CỦA EM GÁI TÔI
I.Kiến thức cần nhớ:
1. Tìm hiểu chung:
          a. Tác giả
- Nhà văn Tạ Duy Anh sinh ngày 09 tháng 09 năm 1959
- Tên khai sinh:Tạ Viết Đãng. Các bút danh khác: Lão Tạ, Chu Quý, Bình Tâm.
- Quê quán: Hoàng Diệu, Chương Mĩ, Hà Tây
- Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Hiện công tác tại Nhà xuất bản Hội Nhà văn.
- Ông là cây bút trẻ trong thời kỳ đổi mới.
          b.  Xuất xứ:
- Xuất xứ: In trong tập truyện “Con dế ma” (1999)
- Văn bản đạt giải nhì cuộc thi viết “Tương lai vẫy gọi” của báo Thiếu niên Tiền phong.
          c.Thể loại: Truyện ngắn
- Phương thức biểu đạt: Tự sự và miêu tả
- Ngôi kể: Ngôi thứ nhất, người anh.
 2. Giá trị nội dung, nghệ thuật:
          a. Giá trị nội dung
- Tình cảm trong sáng hồn nhiên và tấm lòng nhân hậu của người em gái đã giúp cho người anh nhận ra hạn chế ở chính mình.
          b.. Giá trị nghệ thuật
- Kể theo ngôi thứ nhất tạo độ tin cậy nơi người đọc, lối kể hồn nhiên chân thực.
- Miêu tả tinh tế diễn biến tâm lí nhân vật.
          e. Ý nghĩa 
- Trước thành công hay tài năng của người khác, mỗi người cần vượt qua lòng mặc cảm, tự ti để có được sự trân trọng và niềm vui thực sự chân thành.
- Lòng nhân hậu và sự độ lượng có thể giúp con người tự vượt lên bản thân mình.
3. Đọc, hiểu văn bản:
          a. Nhân vật người anh
          - Thái độ thường ngày đối với em gái: 
                   + Coi thường, kẻ cả...
          - Khi tài năng của em gái được phát hiện:
                   + Thấy mình bất tài
                   + Hay gắt gỏng
                   + Thở dài
          --> Buồn bực, khó chịu vì ghen tỵ với em.
          - Khi đứng trước bức tranh em gái vẽ mình:
                   + Ngỡ ngàng: Vì em vẽ mình quá đẹp ngoài sức tưởng tượng của anh.
                   + Hãnh diện: Vì em mình thật giỏi và tài năng
                   + Xấu hổ: Vì mình xa lánh em,Ghen tỵ với em, không hiểu em và tầm thường hơn em...
          --> Người anh trai đã nhận ra thói xấu của mình,  nhận ra tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu của em gái, thực sự xấu hổ, hối hận.
          Điều đó đã tạo tình huống bất ngờ cho người đọc
          b. Nhân vật người em
          - Tính tình: Hồn nhiên, trong sáng, bao dung, độ lượng
          - Tài năng: Hội họa bẩm sinh, say mê, miệt mài học vẽ.
Cả tài năng và tấm lòng của Kiều Phương đã cảm hoá được anh trai. Đặc biệt là tấm lòng nhân hậu, tình cảm trong sáng hồn nhiên, độ lượng dành cho anh. Tình cảm trong sáng, đẹp đẽ dành cho người thân và nghệ thuật.
          (Ghi nhớ- SGK)
II. Luyện tập: Làm bài  tập 1- SGK - Trang 35: Viết đoạn văn thuật lại tâm trạng của người anh trong truyện khi đứng trước bức tranh được giải nhất của em gái.
- Khi đứng trước bức tranh em gái vẽ mình, người anh thật bất ngờ...
                   + Ngỡ ngàng
                   + Hãnh diện
                   + Xấu hổ
          --> Người anh trai đã nhận ra thói xấu của mình,  nhận ra tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu của em gái, thực sự xấu hổ, hối hận.

Bài 21, tiết 89: VƯỢT THÁC(Võ Quảng)
I. Kiến thức cần nhớ:
- Thấy được tình cảm của tác giả đối với cảnh vật quê hương, với người lao động.
- Thấy được 1 số phép tu từ được sử dụng trong văn bản nhằm miêu tả thiên nhiên và con người
1. Tìm hiểu chung
          a. Tác giả
          - Võ Quảng : Sinh năm 1920
          - Quê:  Quảng Nam, là nhà văn chuyên viết cho thiếu nhi.
          b.  Xuất xứ: Trích trong chương XI trong tác phẩm: “Quê nội”-1974
          c. Thể loại: Truyện dài
2. Đọc, hiểu văn bản
a. Cảnh thiên nhiên:
          * Cảnh dòng sông
           - Dòng sông rộng, chảy chầm chậm êm ả
          - Thuyền lướt bon bon...
          * Cảnh 2 bên bờ:
          - ''Chòm cổ thụ đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước''
          => Cảnh trở nên sinh động, rõ nét, đa dạng, phong phú, đầy sức sống, vừa tươi đẹp, vừa nguyên sơ, cổ kính.
          --> Tác giả có tài quan sát, tưởng tượng phong phú, am hiểu và yêu mến cảnh săc quê hương.
          b. Cuộc vượt thác của Dượng Hương Thư
- Lái thuyền vượt thác giữa mùa nước to. Nước từ trên cao phóng giữa 2 vách đá dựng đứng, thuyền vùng vằng cứ trực trụt xuống.
=> Hoàn cảnh đầy nguy hiểm, cần tới sự dũng cảm của con người.
- ''Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng, như hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ''
--> Hình ảnh Dượng Hương Thư rất khỏe khoắn, dũng mãnh, quả cảm
          c.  Ghi nhớ (sgk)
           * Nghệ thuật:
          -  Tác giả quan sát rất tinh tế. Tả cảnh, tả người từ điểm nhìn trên thuyền theo hành trình vượt thác rất tự nhiên, sinh động.
           * Nội dung:
          - Cảnh thiên nhiên sông nước, cây cối rộng lớn, hùng vĩ.
          - Nổi bật vẻ hùng dũng của người lao động.
          (Học thuộc Ghi nhớ - SGK - 41)
II. Luyện tập:
          a. Nêu những nét đặc sắc của phong cảnh thiên nhiên được miêu tả trong  bài
 ''Sông nước Cà Mau'' của tác giả Đoàn Giỏi và bài '' Vượt thác'' của tác giả Võ Quảng.
         
B.PHẦN: TIẾNG VIỆT
I. BÀI: PHÓ TỪ:
1. Kiến thức cần nhớ:
          a. Phó từ là gì?
          - Khái niệm: Phó từ là những từ chuyên đi kèm động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ?
          b. Các loại phó từ, ý nghĩa của Phó từ: 
          - Phó từ gồm hai loại lớn:
          -  Phó từ đứng trước động từ, tính từ bổ sung một số ý nghĩa liên quan đến hành động, trạng thái, đặc điểm, tính chất nêu ở động từ hoặc tính từ như:Quan hệ thời gian;mức độ; sự tiếp diễn tương tự; sự phủ định; sự cầu khiến.
          -  Phó từ đứng sau động từ, tính từ bổ sung một số ý nghĩa như: Mức độ; khả năng; kết quả và hướng.
          II. Bài tập: Tìm ít nhất ba câu có dùng phó từ trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên, và nêu ý nghĩa của các phó từ đó?
          Ví dụ:  
 - ''Chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng''.
- Ý nghĩa: Phó từ ''đã'' chỉ quan hệ thời gian trong quá khứ
II. BÀI:  SO SÁNH
1. Kiến thức cần nhớ:
 a. Thế nào là so sánh? Cho ví dụ?
          * Khái niệm: So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
          *  Ví dụ:
b. Các  kiểu So sánh:
          => Có hai kiểu so sánh:
          - So sánh ngang bằng: là, như là, y như, giống như, bao nhiêu … bấy nhiêu.
          - So sánh không ngang bằng: Thường dùng từ so sánh: hơn, hơn là, kém, kém hơn, chẳng bằng, …
c. Tác dụng của so sánh
          - Tạo ra những hình ảnh cụ thể, sinh động, giúp người đọc, người nghe dễ hình dung sự vật, sự việc được miêu tả.
 Ví dụ bài ''Lá rụng'' của nhà văn Khái Hưng (SGK Ngữ văn 6 trang 17) hình ảnh chiếc lá được so sánh trong hoàn cảnh đã rụng, đó là khoảnh khắc có khả năng gợi ra những liên tưởng hay. Đoạn văn hay, gợi cảm và xúc động. Dường như chỉ một chiếc lá rụng thôi mà cũng chứa trong đó cung bậc tình cảm vui buồn của con người.
                    (Ghi nhớ: SGK)
II.BÀI TẬP:
          1.Tìm phép so sánh trong các văn bản Bài học đường đười đầu tiên,Sông nước Cà Mau, Vượt thác.
Ví dụ: ''Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy hoạt động''- (''Bài học đường đời đầu tiên''- Tô Hoài)...
          2. Phân tích tác dụng của một phép tu từ so sánh mà em thích trong văn bản:''Sông nước Cà Mau"

C.  PHẦN: TẬP LÀM VĂN
I. Kiến thức cần nhớ:
Bài:TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN MIÊU TẢ
 1. Thế nào là văn miêu tả?
          * Miêu tả là loại văn nhằm giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc, tính chất nổi bật của một sự vật, sự việc, con người, phong cảnh,… làm cho những cái đó như hiện lên trước mắt người đọc, người nghe.

2. Văn miêu tả có đặc điểm gì?
          * Văn miêu tả có đặc điểm giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc, tính chất nổi bật của một sự vật, sự việc, con người, phong cảnh,… làm cho những cái đó như hiện lên trước mắt người đọc, người nghe.
          (Ghi nhớ - SGK -16)
II. Bài tập:
          1. Em hãy nêu lên một số tình huống dùng văn miêu tả?
          VD: Khi một người bạn muốn biết cảnh  bình minh trên quê hương-> Dùng văn miêu tả.
          2. Quan sát cảnh cánh đồng quê hương em hoặc những nơi em đến thăm vào mùa xuân, cảm nhận về cuộc sống, phong cảnh, con người nơi đó để hiểu cuộc sống lao động của người dân trên quê hương yêu dấu...

Bài: QUAN SÁT, TƯỞNG TƯỢNG, SO SÁNH VÀ NHẬN XÉT TRONG VĂN MIÊU TẢ.
 I. Kiến thức cần nhớ:
          - Câu hỏi:Muốn làm tốt bài văn miêu tả cần hiểu các bước quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét được hình thành như thế nào trong văn miêu tả?
          - Trả lời: Muốn miêu tả được, trước hết phải biết quan sát, rồi từ đó nhận xét, liên tưởng, tưởng tượng, ví von, so sánh,… để làm nổi bật lên những đặc điểm tiêu biểu của sự vật.
II.Luyện tập:
Bài tập 1: Lập dàn ý chi tiết cho cả hai đề văn sau đây:
Đề 1:Tả cánh đồng quê em vào một buổi sáng mùa xuân
          Dàn ý sơ lược:
          a. Mở bài: Giới thiệu về cánh đồng quê hương.
          b. Thân bài: Tả chi tiết cảnh cánh đồng quê hương.
                   - Tả bao quát: Từ gần đến xa, hoặc từ xa đến gần
                   - Tả từng phân cảnh nhỏ:  Bầu trời, Mặt đất, cây cối, cảnh các bác nông dân làm ruộng...(Theo quan sát của em)
          c. Kết bài: Cảm nghĩ của con về cánh đồng quê hương...
                   (Làm lại dàn ý chi tiết cho đề bài trên)
         
Đề 2:Tả một dòng sông  quê hương mà em có dịp quan sát.
           Gợi ý dàn bài sơ lược:
          a. Mở bài: Giới thiệu chung về dòng sông quê hương(Dòng sông nào? owr đâu?... Cảm xúc ban đầu của con về dòng sông đó
          b. Thân bài:
                   - Tả bao quát về dòng sông: Nhìn từ xa dòng sông như thế nào?
                   - Tả chi tiết: Lòng sông, dòng chảy, màu nước, hai bên bờ, luỹ tre soi bóng...
                   - Gợi nhớ tưới dòng sông xưa êm đềm trong vắt hiền hòa...
          c. Cảm nghĩ của con về dòng sông quê hương...
Bàitập 2: Viết mở bài và kết bài cho hai đề văn trên(Có thể viết thànhbài văn ngắn)

          D. HƯỚNG DẪN  HỌC TẬP Ở NHÀ THỜI GIAN NGHỈ DỊCH COVID 19
1. Ôn tập toàn bộ kiến thức đã học.
          - Viết bài Tập làm văn số 5 - Văn tả cảnh(Làm ở nhà)
          Đề Bài: Em hãy tả cảnh bình minh lên trên quê hương em.
2. Tự giác học trên truyền hình theo lịch học của SGD Hà Nội đã hướng dẫn.
3. Tự giác học bài cũ và chuẩn bị bài mớitheo kế hoạch chương trình học trên truyền hình và Chuẩn bị bài: TẬP LÀM THƠ BỐN CHỮ, và bài: THI LÀM THƠ NĂM CHỮ.( mỗi bạn tự làm hoặc sưu tầm ít nhất một bài thơ 5 chữ và một bài thơ bốn chữ) 
4. Trong thời gian nghỉ dịch Covid 19, các con chịu khó quan sát cảnh vật quê hương, cuộc sống của gia đình, làng quê, tổ dân phố nơi mình sống và nơi mình đến để cảm nhận cuộc sống đời thường, giúp các con có thêm kĩ năng sống để gắn VĂN với ĐỜI và làm tốt bài văn miêu tả theo đề bài đã cho trong đề cương.
5. Tìm hiểu và học thuộc các bài thơ hiện đại sẽ học trong thời gian tới:
“Đêm nay Bác không ngủ”- Tác giả Minh Huệ
“Lượm” - Tác giả Tố Hữu.
Đọc thêm các bài thơ của tác giả Trần Đăng Khoa trong SGK hoặc sách tham khảo...

                                                                                   

                                                                                    Biên Giang ngày 19/3/2020

                                                                              Giáo viên ra đề cương
                                                                                       Bùi Thị Hoàn


                                              Chúc các em học tập tốt!
Các em chưa hiểu chỗ nào thì liên hệ với cô giáo để được giúp đỡ: 0395568369

 
  Thông tin chi tiết
Tên file:
Đề cương ôn tập Ngữ văn 6 đầu HK2
Phiên bản:
N/A
Tác giả:
Bùi Thị Hoàn
Website hỗ trợ:
N/A
Thuộc chủ đề:
Tài liệu học tập
Gửi lên:
27/03/2020 21:32
Cập nhật:
27/03/2020 21:37
Người gửi:
thcsbiengiang
Thông tin bản quyền:
N/A
Dung lượng:
37.71 KB
Xem:
1344
Tải về:
52
  Tải về
Từ site THCS Biên Giang:
   Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về file này?
Hãy click vào hình sao để đánh giá File

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản mới

Số: 548 /PGDĐT

V/v chuẩn bị cho năm học 2024 – 2025

Thời gian đăng: 06/09/2024

Số: 3001 /SGDĐT-VP

Viề việc chuẩn bị cho năm học 2024-2025

Thời gian đăng: 06/09/2024

Số: 4354 /QĐ-UBND

QUYẾT ĐỊNH Về việc ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025

Thời gian đăng: 06/09/2024

375/ PDGĐT

Vv tuyên truyền hưởng ứng cuộc thi "Sáng kiến an toàn giao thông Việt nam năm 2023"

Thời gian đăng: 20/06/2023

108-PDGĐT

Triển khai Kế hoạch 47 và chương trình 04 của Quận Uỷ Hà Đông

Thời gian đăng: 18/03/2023

CV 1416-PDGĐT

Về việc tăng cường công tác an ninh trật tự, an toàn giao trong trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023

Thời gian đăng: 20/12/2022

Thăm dò ý kiến

Bạn biết website trường qua kênh thông tin nào

Thành viên

Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập236
  • Hôm nay6,068
  • Tháng hiện tại48,254
  • Tổng lượt truy cập4,715,510
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây