Trang nhất » Tài liệu » Tài liệu » Tài liệu học tập

Đề cương ôn tập Ngữ văn 7 đầu HK2

Trường THCS Biên Giang
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VĂN 7 ĐẦU HỌC KÌ 2 ( Nghỉ dịch cúm Covid – 19)
Năm học: 2019-2020

BÀI 1: TỤC NGỮ VỀ “ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT-  CON NGƯỜI VÀ XÃ HỘI”

I. Kiến thức trọng tâm:     
                  HS nắm được:
  - Khái niệm tục ngữ.
  - Nội dung tư tưởng, ý nghĩa triết lí và hình thức nghệ thuật của những câu tục
ngữ trong bài học.
 - Thấy được giá trị kinh nghiệm thực tiễn của những câu tục về thiên nhiên và lao động sản xuất, về con người và xã hội.
II. Nội dung ôn tập
 a. Định nghĩa về tục ngữ
- Tục ngữ là câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, đúc kết những bài học của nhân dân về :
 + Quy luật của thiên nhiên.
 + Kinh nghiệm lao động sản xuất.
 + Kinh nghiệm về con người và xã hội.
 b. Nghệ thuật:
- Sử dụng cách diễn đạt ngắn gọn, cô đúc.
- Sử dụng cách diễn đạt theo kiểu đối xứng, nhân quả, hiện tượng và ứng xử cần thiết.
- Tạo vần, nhịp cho câu văn dễ nhớ, dễ vận dụng.
c. Ý nghĩa văn bản:
Không ít câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất là những bài học quý giá của nhân dân ta.
III. Bài tập luyện :
   1. So sánh 2 câu tục ngữ sau:
- Không thầy đố mày làm nên.
- Học thầy không tày học bạn.
Theo em, những điều khuyên răn trong hai câu tục ngữ trên mâu thuẫn với nhau hay bổ sung cho nhau? Vì sao?
  2. Em rút ra những bài học nào sau khi học xong bài những câu tục ngữ về con người xã hội?
Gợi ý:
- Nội dung ý nghĩa hai câu tục ngữ trên không mâu thuẫn mà bổ sung cho nhau
Vì:
- Câu thứ nhất: Đề cao vai trò của người thầy, nhắc nhở mọi người về lòng kính trọng biết ơn thầy. Thầy là người đi trước có kiến thức vững vàng, ta học ở thầy tri thức, kinh nghiệm sống, đạo đức. Sự thành công của trò ít nhiều đều có dấu ấn của người thầy.
- Câu thứ hai: Nhắc nhở mọi người cần phải tranh thủ học hỏi bạn bè: Bạn bè đồng trang lứa nên dễ học, dễ trao đổi vì vậy học bạn cũng có kết quả tốt.
- Hai câu tục ngữ khuyên chúng ta cần phải biết học hỏi cả ở thầy và ở bạn để trở thành người có văn hoá, giỏi giang.



BÀI 2:  TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN NGHỊ LUẬN
I. Kiến thức trọng tâm:
     HS nắm được:
  - Khái niệm văn bản nghị luận.
  - Nhu cầu nghị luận trong đời sống.
  - Những đặc điểm chung của văn bản nghị luận.
II. Nội dung ôn tập:
 - KN: HS xem lại SGK trang 9- Ngữ văn 7 học kì 2.
- Trong đời sống khi gặp những vấn đề cần bàn bạc, trao đổi, phát biểu, bình luận, bày tỏ quan điểm ta thường sử dụng văn nghị luận.
- Những tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận phải hướng tới giải quyết vấn đề đặt ra trong cuộc sống thì mới có ý nghĩa.
VD văn bản: Chống nạn thất học
  1. Mục đích của VB là Bác Hồ muốn mọi người Vn phải biết chữ để có kiến thức mà xây dựng đất nước.
 Bài viết đã nêu ra nhiều ý kiến:         
+ Thực dân Pháp thực hiện chính sách ngu dân để cai trị nước ta.
+ Hầu hết người VN mù chữ
+ Những cách thức để thực hiện chống thất học.
Luận điểm bác Hồ nêu ra là:
  • ... công việc cấp tốc cần thực hiện lúc này là nâng cao dân trí.
  • Mọi người VN phải hiểu biết quyền lợi(...) viết chữ quốc ngữ.
  1. Tác giả đã thuyết phục người đọc bằng những lí lẽ:
  • Tình trạng thất học, lạc hậu tước CM tháng 8.
  • Những điều kiện để người dân tham gia xây dựng nước nhà.
  • Những điều kiện thuận lợi cho việc học chữ quốc ngữ.
III. Bài tập luyện:
  1. Tìm hiểu bố cục của bài văn nghị luận.
  2. Sưu tầm những đoạn văn, bài văn nghị luận tiêu biểu làm tài liệu học tập.
  3. Phân biệt văn nghị luận và văn tự sự ở những văn bản cụ thể.

BÀI 3: RÚT GỌN CÂU
  I. Kiến thức trọng tâm:
    - Khái niệm câu rút gọn.
    - Tác dụng của việc rút gọn câu.
    - Cách dùng câu rút gọn.
 II. Nội dung ôn tập:
  1. Thế nào là câu rút gọn? Rút gọn câu nhằm mục đích gì? Có bao nhiêu kiểu câu rút gọn? Cho ví dụ cụ thể.
Gợi ý:
  • Khi nói hoặc viết, có thể lược bỏ một số thành phần của câu, tạo thành câu rút gọn.
+ Làm cho câu gọn hơn, vừa thông tin được nhanh, vừa tránh lặp những từ ngữ đã xuất hiện trong câu trước.
+ Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người ( lược bỏ chủ ngữ)
  • Có 3 kiểu câu rút gọn:
+ Rút gọn chủ ngữ: A: Ngày mai lớp 71 có đi lao động không?
                                B: Có
+ Rút gọn vị ngữ:    A: Ai làm vỡ lọ hoa?
                                 B: Lan
+ Rút gọn chủ ngữ lẫn vị ngữ: A: Khi nào bố đi Hà Nội?
                                                 B: Ngày mai
III. Bài tập luyện:
  1. Tìm những câu tục ngữ đã bị rút gọn một thành phần nào đó.
  VD: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây( Rút gọn CN)
  1. Tìm câu rút gọn trong số những bài thơ đã học và giải thích lí do cần rút gọn ở những câu thơ này.
  + VD trong VB Qua Đèo Ngang...
  1. Phân tích một số trường hợp rút gọn gây hiểu lầm hoặc thể hiện thái độ khiếm nhã.
VD Bài Văn: Mất rồi...
  1. Viết một đoạn văn khoảng 3-5 câu, trong đoạn văn có sử dụng câu rút gọn.

BÀI 4: ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BẢN NGHỊ LUẬN
I. Kiến thức trọng tâm:
    - Đặc điểm của văn bản nghị luận với các yếu tố luận điểm, luận cứ và lập luận gắn
  bó mật thiết với nhau.
II. Nội dung ôn tập:
  Mỗi bài văn nghị luận đều có: Luận điểm, luận cứ và lập luận.
a. Luận điểm:
- Là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định ( hay phủ định )
b. Luận cứ:
- Là lí lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm.
c. Lập luận:
-  Là cách lựa chọn, sắp xếp, trình bày luận cứ sao cho chúng làm cơ sở vững chắc cho luận điểm.
Lưu ý: Luận điểm phải đúng đắn, chân thực, đáp ứng nhu cầu thực tế; luận cứ phải đúng đắn, tiêu biểu; lập luận phải chặt chẽ, hợp lí thì mới có sức thuyết phục.
III. Bài tập luyện:
1. Chỉ ra luận điểm, luận cứ và lập luận trong bài văn: Chống nạn thất học.
2. Xác định luận điểm, luận cứ và lập luận cho đề bài:
Sách là người bạn lớn của con người
  Gợi ý:
   1. Tìm hiểu đề:
+ Nêu vấn đề: Việc đọc sách trong cuộc sống con người.
 + Đối tượng và phạm vị nghị luận: Xác định giá trị của sách, một món ăn tinh thần, không thể thiếu trong cuộc sống của con người.
+ Khuynh hướng: Khẳng định việc đọc sách là cần thiết.
+ Đòi hỏi người viết phải vận dụng lí lẽ để bàn luận về giá trị của sách, phải biết vận dụng nhiều dẫn chứng thực tế để minh hoạ.
* Lập ý cho đề:
2. Xác lập luận điểm :
- Đề này thể hiện tư tưởng, thái độ đối với việc đọc sách.
- Chúng ta khẳng định việc đọc sách là tốt, là cần thiết.
 3. Xác lập luận cứ.
   + Sách là kết tinh của trí tuệ nhân loại
   + Sách là 1 kho tàng phong phú gần như vô tận , đọc cả đời không hết
   + Sách đem lại rất nhiều lợi ích: bổ……
4. Xây dựng lập luận:
  - Bắt đầu từ việc nêu lên lợi ích của việc đọc sách rồi đi đến kết luận  mỗi người đều phải cố gắng đọc sách và coi sách là người bạn lớn của con người.
  - Sách là báu vật không thể thiếu đối với mỗi người. Phải biết nâng niu, trân trọng và chọn cuốn sách hay để đọc. 

BÀI  5 : TINH THẦN YÊU NƯỚC CỦA NHÂN DÂN TA
( Hồ Chí Minh )
  I. Kiến thức trọng tâm:
  - Nết đẹp về truyền thống yêu nước của nhân dân ta.
  - Đặc điểm nghệ thuật văn nghị luận Hồ Chí Minh qua văn bản.
II. Nội dung ôn tập:
  1. Nghệ thuật:
- Xây dựng luận điểm ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng toàn diện, tiêu biểu, chọn lọc theo các phương diện:
+ Lứa tuổi.
+ Nghề nghiệp.
+ Vùng miền...
- Sử dụng từ ngữ gợi hình ảnh (làn sóng, lướt qua, nhấn chìm..), câu văn nghị luận hiệu quả (câu có quan hệ từ...đến...)
- Sử dụng biện pháp liệt kê nêu tên các anh hùng dân tộc trong lịch sử chống ngoại xâm của đất nước, nêu tên các biểu hiện của lòng yêu nước của nhân dân ta.
2. Ý nghĩa văn bản.
Truyền thống yêu nước quý báu của nhân dân ta cần phát huy trong hoàn cảnh lịch sử mới để bảo vệ đất nước.
III. Bài tập luyện:
Bài  tập 1. Bài văn nghị luận vấn đề gì? Hãy tìm câu chốt thâu tóm nội dung vấn đề nghị luận trong bài?
Bài  tập 2. Tìm bố cục bài văn và lập dàn ý theo trình tự lập luận trong bài?
Bài tập 3. Để chứng minh cho nhận định: “ Dân ta có ....truyền thống quý báu của ta”, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng nào và sắp xếp theo trình tự như thế nào?
Bài  tập 4. Trong bài văn, tác giả đã sử dụng những hình anh so sánh nào? Nhận xét về tác dụng củả biện pháp so sánh ấy.
Bài  tập 5. Đọc lại đoạn văn: “ Đồng bào ta ngày nay” đến “ nơi lòng nồng nàn yêu nước” và cho biết:
  1. Câu mở đoạn và kết đoạn?
  2. Các dẫn chứng trong đoạn này được sắp xếp theo cách nào?
  3. Các sự việc và con người được liên kết theo mô hình: “từ...đến...” có mối quan hệ với nhau như thế nào?
Gợi ý:
Bài  tập 3:  Để chứng minh cho nhận định: “ Dân ta có ....truyền thống quý báu của ta”, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng biểu hiện tinh thần yêu nướ trong các cuộc đấu tranh cho độc lập dân tộc tong lịch sử và hiện tại. Trọng tâm của việc chứng minh tinh thần yêu nước là những biểu hiện trong cuộc kháng chiến hiện tại. Do đó ở phần nội dung tác giả đã nêu dẫn chứng cụ thể về những việc làm, hành động của mọi giới, mọi tầng lớp trong nhân dân. Đồng thời tác giả cũng đi từ nhận xét bao quát đến những dẫn chứng cụ thể.
Bài  tập 4: Trong bài văn có những hình ảnh so sánh ở đoạn cuối.
  “ Tinh thần yêu nước cũng như những thứ của quý.......cất giấu kín đáo trong rương trong hòm”. Bằng những so sánh ấy ta thấy, hai trạn thái của tinh thần yêu nước tiềm tàng, kín đáo và biểu lộ một cách rõ ràng và đầy đủ nhất.
Bài tập 5:  a. Câu mở đoạn: “ Đồng bào ta ....ngày trước”
        Câu kết đoạn: “ Những cử chỉ .....yêu nước”
  b. Dẫn chứng được sắp xếp liệt kê với mô hình “từ...đến”
  c. Có mối quan hệ hợp lí, được sắp xếp theo cùng bình diện như: Lứa tuổi, tầng lớp, giai cấp, nghề nghiệp, địa bàn cư trú....

                                                                        Biên Giang, ngày 20/03/2020

                                                                         Gv ra đề cương ôn tập


                                                                         Vũ Tú Nga



                                   Chúc các em học sinh học tốt!


Các em chưa hiểu chỗ nào thì liên hệ với thầy,cô giáo để được giúp đỡ: Thầy Lâm:0977700396; Cô Nga: 0972174757
  Thông tin chi tiết
Tên file:
Đề cương ôn tập Ngữ văn 7 đầu HK2
Phiên bản:
N/A
Tác giả:
Phạm Ngọc Lâm, Vũ Tú Nga
Website hỗ trợ:
N/A
Thuộc chủ đề:
Tài liệu học tập
Gửi lên:
27/03/2020 21:37
Cập nhật:
27/03/2020 21:37
Người gửi:
thcsbiengiang
Thông tin bản quyền:
N/A
Dung lượng:
81.50 KB
Xem:
856
Tải về:
43
  Tải về
Từ site THCS Biên Giang:
   Đánh giá
Bạn đánh giá thế nào về file này?
Hãy click vào hình sao để đánh giá File

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản mới

Số: 548 /PGDĐT

V/v chuẩn bị cho năm học 2024 – 2025

Thời gian đăng: 06/09/2024

Số: 3001 /SGDĐT-VP

Viề việc chuẩn bị cho năm học 2024-2025

Thời gian đăng: 06/09/2024

Số: 4354 /QĐ-UBND

QUYẾT ĐỊNH Về việc ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025

Thời gian đăng: 06/09/2024

375/ PDGĐT

Vv tuyên truyền hưởng ứng cuộc thi "Sáng kiến an toàn giao thông Việt nam năm 2023"

Thời gian đăng: 20/06/2023

108-PDGĐT

Triển khai Kế hoạch 47 và chương trình 04 của Quận Uỷ Hà Đông

Thời gian đăng: 18/03/2023

CV 1416-PDGĐT

Về việc tăng cường công tác an ninh trật tự, an toàn giao trong trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023

Thời gian đăng: 20/12/2022

Thăm dò ý kiến

Bạn biết website trường qua kênh thông tin nào

Thành viên

Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site

Thống kê truy cập

  • Đang truy cập56
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm55
  • Hôm nay4,496
  • Tháng hiện tại52,033
  • Tổng lượt truy cập4,568,747
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây