Học sinh lớp 8 tải bài về ôn tập và làm ở nhà, chỗ nào không hiểu thì Hs có thể liên lạc với cô giáo để cùng trao đổi nhé.
CHƯƠNG 4: OXI – KHÔNG KHÍ
Bài 1: Viết PTHH phản ứng cháy của các chất sau trong oxi: H2; Mg; Cu; S; Al; C và P.
Bài 2: Cacbon cháy trong bình đựng khí oxi tạo thành khí cacbonic. Viết PTHH và tính khối lượng khí cacbonic sinh ra trong mỗi trường hợp sau:
- khi có 6,4g khí oxi tham gia phản ứng
- khi đốt 6gam cacbon trong bình đựng 19,2 gam khí oxi
Bài 3: Khi đốt khí metan (CH4); khí axetilen (C2H2), rượu etylic (C2H6O) đều cho sản phẩm là khí cacbonic và hơi nước. Hãy viết PTHH phản ứng cháy của các phản ứng trên
Bài 4: Tính lượng oxi cần dùng để đốt cháy hết:
a) 46,5 gam Photpho b) 67,5 gam nhôm c) 33,6 lít hiđro
Bài 5: Người ta đốt cháy lưu huỳnh trong bình chứa 15 gam oxi. Sau phản ứng thu được 19,2 gam khí sunfurơ (SO2)
- Tính số gam lưu huỳnh đã cháy.
- Tính số gam oxi còn dư sau phản ứng cháy.
Bài 6: Hãy cho biết 3. 1024 phân tử oxi có thể tích là bao nhiêu lít?
Bài 7: Đốt cháy 6,2 gam photpho trong bình chứa 6,72 lít khí oxi (đktc) tạo thành điphotpho pentaoxit.
- Chất nào còn dư sau phản ứng, với khối lượng là bao nhiêu?
- Tính khối lượng sản phẩm tạo thành.
Bài 8: Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế oxit sắt từ Fe3O4 bằng cách dùng oxi oxi hóa sắt ở nhiệt độ cao.
- Tính số gam sắt và thể tích oxi cần dùng để có thể điều chế được 2,32 gam oxit sắt từ
- Tính số gam kali pemanganat KMnO4 cần dùng để có được lượng oxi dùng cho phản ứng trên.
Bài 9: Đốt 5,6gam hỗn hợp cacbon và lưu huỳnh cần 9,6 gam khí oxi
- Viết PTHH các phản ứng xảy ra
- Tính khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu
- Tính thành phần phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu
- Tính thành phần phần trăm theo số mol của mỗi chất có trong hỗn hợp khí thu được sau phản ứng
Bài 10: Có 2 lọ thuỷ tinh, một lọ đựng khí oxi, một lọ đựng không khí. Hãy nêu cách phân biệt 2 lọ.
Bài 11: Tính khối lượng oxi cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 1 tấn than chứa 95% cacbon. Các tạp chất còn lại không cháy.
Bài 12: Viết những PTHH biểu diễn sự oxi hóa:
- Đơn chất: Al, Zn, Fe, Cu, Na, C, S, P.
- Hợp chất: CO, CH4, C2H2, C2H6O
Bài 13: Những chất nào trong mỗi dãy sau có hàm lượng (thành phần phần trăm theo khối lượng) oxi cao nhất, thấp nhất
- FeO; Fe2O3; Fe3O4
- NO; NO2; N2O; N2O5
- KMnO4; KClO3; KNO3
Bài 14: Tính khối lượng khí oxi cần dùng để đốt cháy hết hỗn hợp:
- Hỗn hợp A: 0,5 mol sắt; 1,25 mol nhôm; 1,5 mol kẽm.
- Hỗn hợp B: 3,1 gam P; 6,4 gam S; 3,6 gam C.
- Hỗn hợp C: 1,6 gam CH4; 2,8 gam CO; 0,58 gam C4H10.
Bài 15: Đốt cháy hoàn toàn một hỗn hợp khí gồm có CO và H2 cần dùng 9,6 gam khí oxi. Khí sinh ra có 8,8 gam CO2.
- Viết các PTHH xảy ra.
- Tính thành phần phần trăm của hỗn hợp khí ban đầu theo số mol và theo khối lượng.
Bài 16: Những lĩnh vực nào của con người cần thiết phải dùng bình đựng khí nén oxi để hô hấp?
Bài 17: Viết các CTHH của các oxit tạo nên từ các nguyên tố sau và gọi tên
- Cu (I) và O (II); Cu (II) và O.
- Al và O; Zn và O; Mg và O;
- Fe (II) và O; Fe(III) và O
- N (I) và O; N (II) và O; N (III) và O; N (IV) và O; N (V) và O.