LỊCH SỬ LỚP 9
Phần III: Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám
đến toàn quốc kháng chiến (1945-1946)
I. Tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám.
1. Thuận lợi:
- Nhân dân tích cực xây dựng, bảo vệ chính quyền cách mạng.
- Được sự ủng hộ và cổ vũ của nhân dân Liên Xô và các lực lượng dân chủ trên thế giới.
2. Khó khăn.
- Ngoại xâm :
+ Phía Bắc quân Tưởng và bọn tay sai Việt Quốc, Việt Cách.
+ Phía Nam : Thực dân Pháp trở lại xâm lược.
- Nội phản:Bọn tay sai của quân Tưởng, các lực lượng phản cách mạng tăng cường chống phá cách mạng.
- Nạn đói : đe dọa đời sống của nhân dân.
- Tài chính : Ngân quỹ trống rỗng, giá cả tăng vọt.
- Nạn dốt : Hơn 90 % dân số mù chữ. Các tệ nạn xã hội tràn lan.
=>Việt Nam đứng trước tình thế "ngàn cân treo sợi tóc".
II. Củng cố chính quyền cách mạng
1- Bước đầu xây dựng chế độ mới.
- 6/1/1946 tổng tuyển cử trong cả nước để bầu quốc hội.
2. Diệt giặc đói.
-Biện pháp trước mắt : Lập các hũ gạo cứu đói. Tổ chức ngày đồng tâm.
- Biện pháp lâu dài :
+ Tăng gia sản xuất được đẩy mạnh.
+ Thực hiện khai hoang phục hoá.
+ Chia lại ruộng công, giảm tô...
=> Nạn đói được đẩy lùi.
3. Diệt giặc dốt.
- 8/9/1945: Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lập thành lập cơ quan bình dân học vụ kêu gọi toàn dân tham gia phong trào xoá nạn mù chữ.
- Các cấp học đều phát triển, đổi mới cả nội dung và phương pháp.
4. Giải quyết khó khăn về tài chính.
- Kêu gọi tinh thần đóng góp tự nguyện của nhân dân.
- Xây dựng "Quỹ độc lập" và phong trào "Tuần lễ vàng"
- 31/1/1946 chính phủ ra sắc lệnh phát hành tiền Việt Nam.
- 23/11/1946 tiền Việt Nam lưu hành trong cả nước.
5. Đối phó với nạn ngoại xâm:
* Giai đoạn đầu:
- Thực dân Pháp đánh chiếm ủy ban Nhân dân Nam Bộ và cơ quan Tự vệ thành phố Sài Gòn (23-9-1945) mở đầu cuộc xâm lược nước ta lần thứ hai.
- Ta thực hiện chính sách hòa hoãn với quân Tưởng.
* Giai đoạn tiếp theo:
- Pháp - Tưởng kí hiệp ước Hoa - Pháp (28/2/1946) để chốngphá cách mạng nước ta.
- Đảng ta chủ trương hòa hoãn với Pháp, kí hiệp ước sơ bộ (6/3/1946) nhằm đuổi 20 vạn quân Tưởng
- Ngày 14/9/1946 Chủ Tịch Hồ Chí Minh kí với Pháp bản tạm ước Việt –Pháp nhằm kéo dài thời gian hòa hoãn với thực dân Pháp, để có thêm thời gian chuẩn bị kháng chiến lâu dài.
GHI NHỚ:
Những năm đầu sau Cách mạng tháng Tám, nước ta gặp nhiều khó khăn như “ngàn cân treo sợi tóc”.
Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng ta: đã đưa ra những chủ trương, biện pháp đúng đắn để xây dựng và bảo vệ chính quyền, đấu tranh chống nạn ngoại xâm và nội phản. Tích cực, chủ động chuẩn bị đối phó nếu Pháp mở rộng chiến tranh ra cả nước.
III- Chuẩn bị bài tiếp theo: Việt Nam từ cuối năm 1946 đến cuối năm 1954.
HS tìm hiểu trước các nội dung sau:
- Nguyên nhân cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ và nội dung đường lối kháng chiến chống TD Pháp xâm lược
- Kết quả, ý nghĩa lịch sử của chiến dịch Việt Bắc thu-đông 1947
- Kết quả, ý nghĩa của chiến dịch Biên giới thu- đông 1950
- Nội dung cơ bản và ý nghĩa của Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng.
- Lập niên biểu sự kiện chính của chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ 1954
- Nội dung, ý nghĩa của Hiệp định Giơ-ne-vơ
---------------------------------